Thiết kế bảo trì cải tạo hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi
CÔNG TY TNHH MTV DV-KT HỮU TÀI chuyên thiết kế lắp đặt các loại Nồi hơi công nghiệp, thi công bảo trì đường ống hơi với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp tận tình với chi phí hợp lý.
Bạn biết gì về hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi?
Ngày nay một số công ty để tiết kiệm chi phí nên tái sử dụng lại các nguyên liệu dùng để đốt lò hơi đặc biệt là các công ty gỗ. Hầu hết lượng khí phát sinh từ quá trình đốt củi, than, … Chưa qua xử lý vượt quá tiêu chuẩn khí thải cho phép theo QCVN 19/2009/BTNMT. Trong đó gần 99% các sản phẩm của quá trình cháy là các chất như nitơ, hơi nước, CO, CO2,…bên cạnh đó trong quá trình đốt sinh ra một hàm lượng lớn muội than, tro bụi và một số loại khí độc hại gây tác động trực tiếp cho sức khỏe con người và sinh vật như:
- CO: Là sản phẩm của quá trình cháy trong điều kiện thiếu O2, CO gây ức chế sự hô hấp của động vật và tế bào thực vật. Có thể gây tử vong cấp kì ở nồng độ 0.8 ppm.
- NOx: Bao gồm NO; NO2…. Là những chất ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu phát thải vào bầu khí quyển, trong đó ở gần ngọn lửa khí NO chiếm 90 – 95% và phần còn lại là NO2. Thành phần khói thải có thể tham khảo trong Bảng 1.
- SOx: Hầu hết các lọai nhiên liệu lỏng đều có chứa lưu huỳnh trong dầu đốt khi cháy thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy tạo thành khí oxit lưu huỳnh, trong đó khoảng 99% là khí sunfu đioxit SO2.
- Bụi: Trong sản phẩm cháy của các nguyên liệu lỏng, rắn hầu hết đều có mang theo bụi. Nhiên liệu khi cháy sinh ra một hàm lượng bụi lớn nhưng nhất thiết cần được xử lý để tránh bụi phát tán ra môi trường gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp và làm mất vệ sinh môi trường xung quanh nguồn thải.
-
Thành phần đặt trưng hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi gồm:
-
Bảng 1: Thành phần khói thải khi đốt củi
CHẤT GÂY Ô NHIỄM NỒNG ĐỘ (mg/m3) SO2 và SO3 3.000 – 4.000 CO 1.200 – 2.000 Tro bụi 1.200 – 1.800 NOx 1.000 – 1.500 (Theo: Sổ tay hướng dẫn xứ lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp)
Tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 19:2009/BTNMT (Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ)
Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2 – Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp
TT Thông số Nồng độ C (mg/Nm3) A B 1 Bụi tổng 400 200 2 Bụi chứa silic 50 50 3 Cacbon oxit, CO 1000 1000 4 Hydro sunphua, H2S 7,5 7,5 5 Lưu huỳnh đioxit, SO2 1500 500 6 Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2) 1000 850 7 Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2 2000 1000 8 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 100 50 9 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 1000 500 Các phương pháp xử lý khí thải lò hơi đốt củi
Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp phát tán:
Tính toán phát tán chất ô nhiễm ra môi trường không thông qua xử lí bằng cách nâng cao ống khói thải pha loãng khói thải vào không khí.
Phương pháp này thích hợp với những nguồn thải không bị ô nhiễm cao, chỉ cần pha loãng với không khí thì có thể đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường.
Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp hấp thụ:
Nguyên lý: cho khí thải tiếp xúc với chất lỏng, các khí này hoặc được hoà tan vào chất lỏng hoặc được biến đổi thành phần.
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc giữa pha khí với pha lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi trường hấp thụ, tốc độ phản ứng giữa chất hấp thụ và khí thải.
Phương pháp hấp thụ được sử dụng nhiều trong việc khử SO2, trong khí thải do củi, đốt than, dầu và từ lò nấu kim loại; khử hơi H2SO4 từ công nghiệp sản xuất hoá chất; khử hơi H2S từ công nghiệp sản xuất khí thiên nhiên và lọc dầu; Khí Clo từ sản xuất hoá chất; các halogen, CO2, NO2 và bụi từ các quá trình công nghệ khác; HCl, NH3 từ quá trình mạ kim loại…
Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp hấp phụ:
Quá trình hấp phụ là quá trình hút chọn lựa các cấu tử trong pha khí hay pha lỏng lên bề mặt chất rắn. Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho tiếp xúc hai pha không hoà tan là pha rắn (chất hấp phụ) với pha khí hoặc lỏng. Chất hấp phụ sẽ đi từ pha khí hoặc lỏng đến pha rắn cho đến khi nồng độ giữa hai pha đạt đến trạng thái cân bằng.
Hiệu quả của phương pháp hấp phụ, phụ thuộc nhiều vào diện tích bề mặt của pha rắn và khả năng hấp phụ của vật liệu được chọn. Than hoạt tính là một trong những vật liệu thường được chọn làm chất hấp phụ.
Phạm vi ứng dụng: Phương pháp hấp phụ thường sử dụng nhiều trong trường hợp tái sinh hơi cồn từ kho chứa rượu, lọc sạch khí thải lò đốt…
Xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp xúc tác nhiệt:
Phương pháp này sử dụng các bề mặt trao đổi nhiệt làm chất xúc tác để biến đổi thành phần của khí thải trước khi thải ra môi trường.
Phương pháp thiêu đốt:
Nguyên lý: Đốt cháy trực tiếp các hơi khí độc cần xử lý để tạo nên sản phẩm cháy là loại khí khác không độc hại hoặc ít độc hại hơn và hơi nước.
Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi đốt củi bằng phương pháp hấp thụ:
Phương pháp hấp thụ được miêu tả như sau:
- Nguyên lý: cho khí thải tiếp xúc với chất lỏng, các khí này hoặc được hoà tan đi vào pha lỏng và hoặc được biến đổi thành chất không độc hại.
- Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc giữa pha khí với pha lỏng, thời gian tiếp xúc, nồng độ môi trường hấp thụ, tốc độ phản ứng giữa chất hấp thụ và khí thải.
-
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi đốt củi:
Khói thải sau khi ra khỏi buồng đốt theo ống thải được quạt hút ly tâm vận chuyển không khí từ qua thiết bị lọc ướt. Tại đây tro bụi và muội than được lọc sạch triệt để. Sau đó, khí thải được dẫn vào tháp hấp thụ.
Tháp hấp thụ được thiết kế nhằm để hấp thụ các loại khí độc hại sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu như CO, SOx, NOx … bằng dung dịch sữa vôi được cung cấp từ hệ thống bơm định lượng.
Hấp thụ khí độc hại bằng chất lỏng là quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau. Cơ cấu của quá trình này chia thành ba bước:
- Khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của chất lỏng hấp thụ.
- Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của chất hấp thụ.
- Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng khối chất lỏng hấp thụ.
-
Tại tháp hấp thụ của hệ thống xử lý khí thải lò hơi đốt củi, dung dịch hấp thụ vôi sữa được bơm liên tục từ đỉnh tháp xuống các lớp mâm tiếp xúc, khí thải chứa CO, SOx, NOx được dẫn từ dưới đi lên quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha nước giúp quá trình hấp thụ được diễn ra dễ dàng. Quá trình hấp thụ xảy ra trong tháp (quá trình hấp thụ đẳng nhiệt):
Khí đi ra khỏi thiết bị hấp thu là không khí sạch tiếp tục được quạt hút trợ đẩy vào ống khói và thải ra ngoài. Dung dịch hấp thu được bơm tuần hoàn từ ngăn chứa vào thiết bị hấp thụ. Tro bụi và muội than được định kỳ thải bỏ, Dụng dịch hấp thu được định kỳ thải bỏ.
- Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline:0989050908
- QUY TRÌNH TẨY CÁU CẶN NỒI HƠI (13.07.2016)
- An toàn lao động khi sử dụng lò hơi (06.07.2016)
- Quy trình xử lý các sự cố khi vận hành lò hơi(Phần 2) (02.07.2016)
- Quy trình xử lý các sự cố khi vận hành lò hơi(Phần 1) (28.06.2016)
- XỬ LÝ NƯỚC NỒI HƠI VÀ CÁCH CHỌN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC (23.06.2016)
- Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất ASEAN (17.06.2016)
- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA LÒ HƠI (14.06.2016)